Diễn Đàn Y Khoa Việt
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Y Khoa Việt

Diễn Đàn Y Khoa Việt


You are not connected. Please login or register

THÔNG TIN CHUNG VỀ UNG THƯ PHỔI

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1THÔNG TIN CHUNG VỀ UNG THƯ PHỔI Empty THÔNG TIN CHUNG VỀ UNG THƯ PHỔI Thu Jul 15, 2010 3:32 pm

ossc



THÔNG TIN CHUNG VỀ UNG THƯ PHỔI

Hai lá phổi
Khi bạn hít thở, không khí sẽ đi qua mũi hoặc mồm, qua khí quản và phân thành hai nhánh (hai đường dẫn khí), mỗi đường dẫn vào một lá phổi. Khu vực này được gọi là phế quản trái và phải, hai bên phế quản lại chia thành các nhánh cuống phổi nhỏ giúp dẫn khí vào đấy lá phổi. Tại cuối mỗi cuống phổi nhỏ là hàng triệu túi khí gọi là túi phổi. Tại các túi phổi này, ô-xy được hấp thụ vào máu đi nuôi dưỡng cơ thể.
Khí CO2 là khí độc cần loại bỏ khỏi cơ thể. Khí này lại được truyền từ máu vào các túi phổi và theo nhịp thở tống ra ngoài cơ thể.
Lá phổi phải có 3 khu chính (3 thuỳ phổi ) và phổi trái có 2 thuỳ phổi. Rất nhiều bệnh ung thư phổi bắt nguồn từ các tế bào lớp lót phế quản và được gọi là ung thư biểu mô phế quản hay ung thư biểu mô cuống phổi.

TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ PHỔI
Ung thư phổi có thể có những triệu chứng sau:
• Một đợt ho kéo dài hoặc chuyển sang kéo dài
• Viêm nhiễm trong lồng ngực không tiến triển
• Khó thở tăng
• Ho ra máu
• Đau âm ỷ hay nhói khi ho hoặc hít thở sâu
• Ăn không ngon hoặc sút cân.
Nếu bạn thấy có bất kỳ một trong các triệu chứng trên, cần đi bác sỹ kiểm tra ngay, tuy nhiên tất cả các triệu chứng trên đều có thể do các bệnh khác gây ra chứ không chỉ do ung thư.
Phần này là về ung thư phổi nguyên phát – tế bào ung thư khởi phát chính từ phổi.
Nếu bạn bị ung thư xuất phát từ nơi khác trong cơ thể và di căn sang phổi, gọi là ung thư phổi thứ phát (secondary lung cancer.) Việc điều trị ung thư phổi thứ phát sẽ phải dựa trên việc xác định được nơi khởi phát ung thư: ví dụ từ ruột, hay vú. Nếu bạn mắc ung thư phổi thứ phát, hay tìm thông tin trong mục ung thư nguyên phát primary cancer theo phần bộ phận phát bệnh của bạn.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH UNG THƯ PHỔI
Hút thuốc lá được biết tới như là nguyên nhân hàng đầu của hầu hết các ca ung thư phổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng theo số thuốc lá bạn hút, và càng cao ở những người bắt đầu hút từ khi còn trẻ. Thuốc lá đầu lọc và thuốc có lượng nhựa thấp có thể giảm bớt phần nào nguy cơ mắc bệnh, nhưng nguy cơ ở người hút vẫn cao hơn rất nhiều so với người không hút thuốc. Ung thư phổi chủ yếu ở nam giới, đặc biệt ở độ tuổi hơn 40, do nam giới hút thuốc nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, do tỷ lệ nữ giới hút thuốc đang ngày càng tăng, tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nữ cũng gia tăng đáng kể.
Nếu một người bỏ thuốc, nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ giảm nhanh chóng và sau 15 năm người này sẽ có nguy cơ mắc bệnh bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.
Hiện nay việc hít phải khói thuốc hay còn gọi là hút thuốc thụ động, cũng phần nào làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi và ung thư phổi, mặc dù tỷ lệ mắc thấp hơn nhiều so với trường hợp tự bạn hút.
Hút cần sa cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Mặc dù những người hút tẩu và xỳ gà có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn người hút thuốc là, nhưng tỷ lệ mắc ở họ vẫn cao hơn nhiều so với người không hút thuốc.
Ở một số gia đình, người hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi nhiều hơn kết hợp với việc thừa hưởng gen lỗi.
Những người có thời gian dài tiếp xúc hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất amiăng sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao, đặc biệt là nếu người đó lại hút thuốc là. Chất amiăng và khói thuốc tương tác làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Có rất nhiều người phải tiếp xúc với amiăng trong thời gian lao động của họ. Việc giảm bớt nồng độ tiếp xúc sẽ giúp giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh , so với nguy cơ từ việc hút thuốc lá; tiếp xúc nhiều với chất này sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao. Việc tiếp xúc với chất amiăng cũng làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư U trung biểu mô, một loại ung thư tại màng bao bọc quanh phổi.
Một số loại khí phóng xạ tự nhiên thoát khỏi lòng đất cũng có khả năng gây bệnh. Hiện nay người ta cũng cho rằng, nếu loại khí này tập trung ở nồng độ cao sẽ gây bệnh ung thư phổi.
Việc tiếp xúc với một số hoá chất và các chất như Urani, Crom và Niken có thể gây ung thư phổi, nhưng rất hiếm.
Người ta cũng cho rằng ô nhiễm không khí có thể gây ra ung thư phổi nhưng điều này rất khó chứng minh.
Ung thư phổi là bệnh không lây và không thể lây truyền sang những người khác
Chẩn đoán ung thư phổi
Ðể tìm ra nguyên nhân gây ra những triệu chứng, bác sĩ phải xem xét tiền sử của người bệnh, tiền sử hút thuốc, tiếp xúc với các chất ở môi trường tự nhiên và môi trường lao động, tiền sử ung thư của gia đình. Bác sĩ khám bệnh và có thể cho chụp X quang lồng ngực và làm các xét nghiệm khác. Nếu nghi ngờ ung thư phổi thì xét nghiệm tế bào trong đờm (quan sát dưới kính hiển vi những tế bào lấy từ mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho) là một xét nghiệm đơn giản mà có thể có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư. Ðể chẩn đoán xác định ung thư phổi, bác sĩ phải nghiên cứu mô phổi. Sinh thiết -- việc lấy một mẫu mô nhỏ ở phổi để chuyên gia mô bệnh học quan sát dưới kính hiển vi-- có thể cho biết một người có bị ung thư hay không. Một số thủ thuật được thực hiện để có thể lấy được mẫu bệnh phẩm này:
• Nội soi phế quản. Bác sĩ đưa một ống soi phế quản (một ống nhỏ có nguồn sáng) vào miệng hoặc mũi và luồn xuống khí quản để quan sát các đường hô hấp. Qua ống này bác sĩ có thể lấy các mẫu tế bào hoặc mẫu mô nhỏ.
• Chọc hút bằng kim. Một mũi kim được đâm xuyên qua thành ngực vào khối u để lấy mẫu mô.
• Chọc dịch màng phổi. Dùng kim lấy mẫu dịch bao quanh phổi để tìm tế bào ung thư.
• Mở lồng ngực. Ðôi khi cần phải tiến hành phẫu thuật mở lồng ngực để chẩn đoán ung thư phổi. Ðây là một đại phẫu thuật được thực hiện ở bệnh viện.
Điều trị
Việc điều trị ung thư phổi thứ phát phụ thuộc vào loại ung thư nguyên phát. Hoá trị hoặc liệu trị bằng hóc môn có thể áp dụng để giảm bớt hoặc kiềm chế di căn tại phổi.
Phẫu thuật: Phẫu thuật để cắt bỏ khối di căn tại phổi có thể áp dụng với số ít bệnh nhân. Phương pháp này chỉ áp dụng được trong trường hợp ung thư nguyên phát đã được kiểm soát hoàn toàn và không có dấu hiệu di căn sang các bộ phanạ khác ngoài phổi trong cơ thể. Đồng thời với điều kiện tế bào ung thư mới tác động đến một phần nhỏ của phổi, phần này dễ tiếp cận và không gắn liền với các mạch máu hoặc dây thần kinh quan trọng.
Xạ trị: Một vòng xạ trị ngắn hạn có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng ung thư phổi thứ phát, ví dụ như những cơn đau, khó thở hoặc ho ra máu.
Nếu ung thư gây nghẽn trong khí quản hoặc một trong những đường dẫn khí lớn có thể áp dụng tia laze để đốt bỏ khối u. Phương pháp này giúp giảm nhẹ một số triệu chứng bệnh, tuy nhiên không thể khống chế hoàn toàn các tế bào ung thư. Nếu khối u chèn lên các cấu trúc gần khí quản, có thể dùng phương pháp ống stent để đưa vào giúp khí quản mở ra. Ống chẹn này có thể nằm vĩnh viễn trong phổi mà không gây tác hại gì.
Nếu khối u làm nghẽn đường thở thì phương pháp xạ trị bên trong mang tên xạ trị bên trong nhánh phế quản sau hoặc xạ trị nhánh có thể được áp dụng. Một ống mảnh (ống thông) có chứa chất phóng xạ được luồn vào sát với khối u qua ống nội soi (một ống mảnh, mềm dẻo được sử dụng để quan sát bên trong đường khí). Thông thường chỉ cần áp dụng một lượt trị liệu.

Để được tư vấn miễn phí và biết thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi bất kể mọi thời gian

VPGD OSC tại Hà Nội
Đ/c: 50 VÕ Thị Sáu, Hia Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 04 22153544/ 04385851950; Fax: 04 33529422
Hotline: 0913 560 450 (VN); +65 9814 5075 (Sing)
Email: info@ossc.com.vn
Website: www.ossc.com.vn

VPGD OSSC tại TPHCM
Đ/c: R606, Block B, Indochina Park Tower
04 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1 – TP HCM
Tel: 08-2220 2088; Fax: 08-2220 2089
Hotline: 0978 161 825
Email: hcm@ossc.com.vn

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết